Phòng bệnh cho Chanh Đào
Chanh đào thuộc họ cam chanh bưởi. Cũng giống như chanh bốn mùa, bưởi da xanh, chanh đào có một số bệnh thường gặp như sau :
1. Sâu vẽ bùa:
- Gây hại thường xuyên cho cây có múi vào giai đoạn ra lá non, dùng thuốc có tính nội hấp như: Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lannate ...
2. Rầy chổng cánh:
- Là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Greening, sử dụng thuốc Applaud MIPC 25%, BTN, Admire 50ND, Bassan 50ND, Trebon 10ND ...
3. Rầy mềm:
- Chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới lá non sử dụng thuốc: Bassan 50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND ...
4. Nhện đỏ:
- Ấu trùng và thành trùng đều gây hại sử dụng thuốc: Confidor, Kelthane, Danitol...
5. Bệnh loét, ghẻ:
- Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, sử dụng thuốc gốc đồng để phòng trị như: Copper Zin, Copper B, Zineb 80 BHN, Kasuran, Bordeux...
6. Bệnh thối gốc-chảy nhựa:
- Bệnh gây hại nhiều ở thân rể, sử dụng thuốc để phòng trị như: Captan 75 BHN, aliett 80 BHN, Copper Zine ...
7. Bệnh vàng lá gân xanh:
- Ở đồng bằng sông Cửu Long chưa phát hiện bệnh này, tuy nhiên vấn đề diệt trừ rầy chổng cánh tác nhân lan truyền bệnh vàng lá gân xanh là rất quan trọng

- Chanh đào thu hoạch vào khoảng tháng 8-9 hàng năm, Khi quả chanh bắt đầu ngả sang màu phấn hồng, là có thể thu hoạch ngay.
- Sau khi thu hoạch để tranh vào khu vực mát thoáng gió tránh tiếp xúc ánh sáng trực tiếp.
- Quả chanh vận chuyển đi xa cần đóng trong thùng xốp cẩn thận tránh bị dập nát thối hỏng
- Sau khi thu hoạch cần cắt tỉa lại cây chanh, tỉa cành, đánh gốc và rắc vôi bột vào xung quanh rễ đê tiêu diệt mầm bệnh còn xót lại trong đất và chuẩn bị cho vụ mùa mới.

http://caytrongnongnghiep.vn/